Cảng, nhắc tới cảng là ta chắc hẳn phải nghĩ tới nơi mà các thủy thủ đoàn quả cảm quy tụ về sau bao chuyến chu du đó đây khắp miền đại dương rộng lớn ngoài kia. Chưa kể đến là những con tàu khổng lồ lướt trên những con sóng lớn để vận chuyển những thùng hàng và thùng dầu từ những thành phố ở tít phía chân trời kia về đây. Và cảng Frieden, một bến cảng không nhỏ nằm ở phía Bắc trên một hòn đảo thuộc Anh Quốc, hay còn được gọi là mái nhà chung của những con người yêu tự do và muốn có một cuộc đời yên ổn.
Tại sao cảng Frieden lại được gọi như thế? Bởi lẽ, trong khoảng thời gian tính từ thời điểm bây giờ lùi về mười năm trước, chiến tranh đã liên tục diễn ra ở các nước lớn ở Châu Âu. Chắc chắn Anh Quốc không phải là một ngoại lệ. Ấy thế nhưng vì ở cảng Frieden đã được xây dựng một nhà thờ với cái tên là Licht, tức ánh sáng. Mỗi đất nước đều cần phải có một bến cảng để xây dựng lên một nhà thờ cho sự hòa bình, nghĩa là theo hiệp ước chiến tranh, không ai được phép xâm hại đến khu vực chứa chấp nhà thờ đó cả. Và may mắn thay, cảng Frieden là nơi được chọn để trở thành biểu tượng hòa bình cho Anh Quốc.
Cũng nhờ điều đó mà Anh Quốc và Đức đã hợp tác với nhau về mặt quân lực và cả về mặt hàng hóa, thực phẩm. Bởi lẽ, Anh Quốc đã cho thuê một kĩ sư tài ba người Đức, Karl Daimler, xây dựng nên nhà thơ Licht. Song, Đức lại là một nước có thực lực, việc hợp tác với Đức sẽ mang lại những thuận lợi và giảm thiểu lại mất mát của chiến tranh gây ra cho cả hai bên. Và để chấp nhận điều kiện của Anh Quốc, Đức đã yêu cầu Anh Quốc để cảng Frieden là do Đức sở hữu, còn việc đứng tên thì vẫn để cho Anh Quốc. Đó thực sự là một sự tham lam không nhỏ của bên Đức. Cuộc đàm phán đã kéo dài lên tới mười lăm ngày và chốt lại với kết quả là cả đôi bên cùng sở hữu và đứng tên. Do Đức sở hữu một phần hai bến cảng, nên việc một phần hai cư dân ở đó có quốc tịch là Đức cũng là điều tất yếu.
Đa số, các cư dân bản địa không có cảm tình gì với lũ người ngoại quốc. Và ngược lại, những con dân Đức cũng chẳng muốn có quan hệ mật thiết gì với lũ người Anh Quốc cả. Trong con mắt của những người bản xứ, lũ Đức là một lũ man rợ, bạo mồm, bạo dạ, chẳng có phép tắc hay là trật tự gì cả. Còn trong con mắt của những người ngoại quốc, phía Anh Quốc toàn là lũ rô-bốt được lập trình để làm những gì mà thượng đế giao cho, không hơn không kém. Nhưng trong số nhiều sẽ có số ít. Tuy không nhiều, nhưng việc các đôi nam nữ sinh ra ở hai đất nước tưởng chừng như ghét nhau này lại tồn tại. Họ yêu nhau, bất chấp mọi rào cản để đến với nhau. Rồi họ kết hôn, hưởng tuần trăng mặt của mình trên mặt hồ Manii, một cái hồ tuyệt đẹp với mặt nước lấp lánh những vì sao vào mỗi buổi tối, khi mà mặt trời đã khuất khỏi những áng mây mỏng để lại một mảng không gian mập mờ ánh trăng.
Và họ đã đến phần tất yếu trong các cuộc hôn nhân, họ đã có con, những đứa con lai xinh đẹp mang trong mình dáng hình xinh đẹp, quý phái của mẹ và một tâm hồn quả cảm, mạnh mẽ của cha. Những đứa trẻ này lớn lên rất bình thường và đặc biệt rất thông minh. Nhưng xã hội lại không chấp nhận chúng. Họ muốn làm theo ý của mình, đó chính là người Đức cưới người Đức, sinh ra những đứa trẻ mang dòng máu xứ Đức. Còn người Anh thì cưới người Anh, sinh ra những đứa trẻ mang dòng máu nước Anh. Không hôn nhân ngoại quốc, không con lai, không phá đi định kiến của xã hội. Thế là họ, những phụ huynh, bậc cha mẹ của những đứa con lai bị ép phải ly hôn, không được gặp mặt nhau và từ bỏ đứa con của mình. Hoặc là họ có thể tình nguyện để bị giam cầm trong nhà lao và đứa con của họ sẽ được chăm sóc tận tụy.
Với những lựa chọn hẹp hòi như thế, họ đã chấp nhận hy sinh đời mình để cho con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn là chơi vơi ngoài đường vào đêm giao thừa lạnh giá. Nhưng nào ngờ, những đứa trẻ đó đều bị ném ra ngoài đường, dù là một, hai hay ba tuổi. Thậm chí là lúc mới sinh ra. Còn những người có công sinh thành chúng, lại bị mang đến các trại huấn luyện quân sự hoặc là đến các nhà thờ để học về “tình yêu thật sự”.
Đó là hiện thực, một hiện thực tàn khốc.
Và đó cũng là một bước ngoặc để cho tôi, một nhà văn nghiệp dư, viết nên cuốn tiểu thuyết nho nhỏ này, nói về những câu chuyện mà thôi đã tận mắt chứng kiến ở cái chốn tưởng chừng như bình yên này . . .
.
.
.
- ĐỨNG LẠI !!! LŨ RANH CON TRỘM CẮP ĐÁNG NGUYỀN RỦA !!!
Một ông chú mập thù lù, râu ria bừa bộn và nhiều đến mức che đi cả cái miệng đang chửi bới của ông ta, khoác trên mình bộ quần yếm chạy ra khỏi quầy hàng bánh mì mà ông ta đang đứng.
- CHẾT TIỆT !!!
Ông ta biết mình không thể nào có thể bắt kịp được lũ nhỏ nhanh nhảu nên cứ đứng đó, dậm chân, la hét và chửi rủa lung tung, khiến cho người ta nhìn vào vừa cảm thấy phiền, vừa cảm thấy thú vị.
- Thôi nào ông bạn, tôi sẽ đền cho ông những ổ bánh mì khác. – người chủ quầy bánh mì từ tốn nói – Đây này, ba cái bánh mì vừa ra lò như ban nãy của ông bạn.
Người chủ quầy đưa cái bọc đựng bánh mì đưa cho ông chú mập ú kia, miệng nở một nụ cười thân thiện. Ông ta nhận lấy bọc bánh mì, mắt như rưng rưng rồi vội bắt lấy tay của người đối diện ấy.
- Cảm ơn anh nhiều lắm. Tuy tôi rất bực mình với lũ trẻ đó, nhưng mà cũng thật may là có anh, không thì tôi cũng chẳng biết làm sao với cái bụng đang reo ầm ĩ của tôi bây giờ.
Cách ông ta vừa nói, vừa đưa tay xoa xoa cái bụng phệ của mình khiến cho ông chú chủ quầy xém nữa phì cười. Rồi lão béo phệ quay bước đi, không quên vẫy tay chào người chủ quầy đang bước ra khỏi chỗ làm việc để châm một điếu thuốc.
.
.
.
- Hộc . . . hộc . . .
Ba đứa trẻ, một đứa cầm một bọc bánh mì và hai đứa kia lạch bạch chạy theo sau, thở dốc sau khi chạy liên tục hơn trăm mét. Chúng luồn lách sâu vào bên trong những con hẻm tối tăm, chỉ có dăm ba tia nắng luồn qua được những mái gạch vụn vỡ. Nghĩ giải lao xong, chúng tiếp tục đi vào cái hẻm cuối cùng. Chỗ này rộng hơn, sáng hơn những chỗ mà chúng phải bang qua nãy giờ. Ở đó, có tầm khoảng năm đứa trẻ khác đang ngồi bẹp dưới đống giấy bìa trải đầy trên đất.
- Mấy đứa, thức ăn nè !
Tụi nhỏ đang ngồi đó, nghe giọng người quen, chúng mừng rỡ ùa ra chỗ của “những chiến binh” vừa chinh chiến về.
Chúng ngồi quanh một cái thùng giấy khá lớn rồi lấy ba cái bánh mì vừa “xin” được đặt lên. Đứa giữ bọc bánh mì chạy về đây là anh hai của đám nhóc, bắt đầu xé ba ổ bánh mì ra để chia phần cho mọi người. Nó chia ba ổ bánh mì ra thành chín phần nhỏ, mỗi đứa một phần, còn một phần ai còn đói thì chia nhau ra ăn tiếp.
Chúng ăn ngấu nghiến phần ăn của mình. Một phần là do ngày hôm qua chúng nó chẳng ăn được gì. Một phần là do những ổ bánh mì này thơm phức mùi sữa và trứng, hoàn toàn khác biệt so với đống bánh mì ôi thiu, bị mốc mà chúng mò được từ trong mấy cái thùng rác ngoài kia.
Chúng ăn xong, vẫn còn một mẩu bánh mì nhỏ ở trên chiếc thùng giấy. Chúng nhìn nhau, chắc rằng đứa nào cũng muốn ăn nhưng lòng lại không cho phép để cho những người khác nhìn thấy. Đứa anh hai cũng biết rõ điều đó nên nó cầm mẩu bánh mì đó lên rồi mang qua chỗ mấy cái thùng nhỏ. Một tay cầm mẩu bánh, tay kia thì nó mò mò, tìm kiếm một cái thùng vừa ý. Rồi nó đã kéo ra một cái thùng rộng bằng vòng tay của nó. Nhờ mấy đứa nhỏ khác phủi bụi xong, nó đặt mẫu bánh mì vào trong rồi nó nhìn bọn nhỏ, cười tít cả mắt.
- Rồi đó, từ giờ chúng ta sẽ để dành những mẩu còn thừa để vào chiếc hộp này. Hộp gì ta . . . Chúng ta nên gọi nó là gì?
- Hộp tiết kiệm !
- Nghe hay đấy, hộp tiết kiệm. Chúng ta sẽ để những thức ăn còn thừa ở đây. Rồi dần, chúng ta sẽ có một bữa ăn thịnh soạn.
Đứa anh hai đồng tình với ý kiến của đứa bé gái đang ôm lấy cánh tay mình rồi nhìn xung quanh để xem mấy đứa khác thấy ý kiến đó ra sao. Cả lũ đứa nào cũng cười thật tươi và chẳng có đứa nào có ý kiến phản đối cả.
- Em đồng ý với ý tưởng của anh hai, nhưng em không thích cái tên đó.
Một đứa nhóc với làn da hơi trắng so với những đứa khác lên tiếng.
- Tại sao chứ? Cái tên đó nghe rất hay mà.
Đứa bé gái, người nghĩ ra cái tên “Hộp tiết kiệm” phản bác lại ý kiến trái chiều của đứa con trai kia.
- Tại vì nghe nó không có ngầu gì cả ! Ta có thể gọi nó là “Chiếc hộp bất diệt” hay là “Toàn năng hộp” mà. Nghe chúng rất là mạnh mẽ và bá đạo phải không?
- Không hề ! Nó nghe thật trẻ con và chẳng liên quan gì đến tác dụng của chiếc hộp này cả.
Không để cho “Toàn năng hộp” chiến thắng, cô bé nhanh nhảu đáp lại ngay bằng lí luận nghe rất hợp lí của mình. Điều đó đã khiến cho cậu con trai đó cảm thấy rất khó chịu và bức bối.
- Nhưng vẫn không thích đâu ! Nghe chẳng có tí xíu nào ra dáng đàn ông cả !
- Nhưng nó là cái hộp mà !
Chúng bắt đầu cãi cọ. Những hành động và lời nói con nít của chúng khiến cho cả đám cười đau cả bụng. Thế rồi đứa anh hai đặt tay lên đầu con bé gái, nói.
- Vậy ta sẽ gọi nó là “Hộp tiết kiệm toàn năng” ha?
Cả đám ngẩn người ra trước cái tên tuyệt đẹp mà anh mình vừa tạo ra bằng cách kết hợp hai cái tên của hai đứa ồn ào kia lại. Chúng đều hô to “Đồng ý” và cả đám bọn chúng cùng nhau trò chuyện cho đến rạng chiều. . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét